CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG 360
Hãy đăng nhập để sử dụng tối đa các công cụ của diễn đàn

Join the forum, it's quick and easy

CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG 360
Hãy đăng nhập để sử dụng tối đa các công cụ của diễn đàn
CÂU LẠC BỘ MÔI TRƯỜNG 360
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

2 posters

Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by hurakg 27/1/2009, 1:18 pm

Sống trên đời được xấp xỉ 20 năm và cũng đón được xấp xỉ 20 cái tết, mọi người đã biết nhiều về phong tục VN trong Tết Nguyên đán chưa? Đây là một số tìm hiều của tớ về tục lệ ngày Tết VN. Mấy cái tớ post sau đây trước tiên là để thỏa mãn cái thú vui tao nhã là ngâm cứu về phong tục Việt Nam, sau đó là để thả mãn cái tâm trạng háo hức trong mấy ngày Tết, sau nữa là để giết thời gian vì bi h chả biết làm gì,. Hehe. Hi vọng nó cũng có ích cho mọi người.
"Tết Nguyên Đán"- cụm từ này nghe đã quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng chắc hẳn ko ít người chưa hiểu hết nghĩa của nó.

TẾT NGUYÊN ĐÁN LÀ GÌ ?

Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Do đó, "Tết Nguyên Đán" là "Tết mừng buổi sáng đầu năm". Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết, Tân Niên hoặc Nông Lịch Tân Niên.

TẾT NGUYÊN ĐÁN DIỄN RA VÀO THỜI GIAN NÀO ?
Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lich); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.
Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông Táo về trời" (một nghi thức tiễn đưa thần bếp lên chầu Ngọc Hoàng báo cáo lại tình hình trong năm của chủ gia) vào ngày này. Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm các vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, từ khi đó lần đầu tiên trong năm, chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại những bến xe tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một đầy ngập hơn, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẫn bị đón xuân.

TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ TỤC LỆ ĐÓN TẾT
Phong tục đón Tết của nhân dân ta có nhiều nét độc đáo riêng, bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xưa. Những phong tục này đều thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tục cúng ông Táo
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.

Theo quan niệm của nhân dân ta, ông Táo (hay Thần Bếp) là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Thường lệ, vào 23 tháng Chạp âm lịch, từ thành thị đến thôn quê, khắp mọi nơi trên đất nước ta, dân chúng làm lễ đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian với Ngọc Hoàng. Lế đưa tiễn ông Táo thể hiện sự ngưỡng mộ lòng chung thủy của Táo quân và việc thờ cũng ông Táo với hi vọng Táo Quân sẽ giúp "giữ lửa" trong gia đình, giúp gia đình luôn ấm áp, hạnh phúc.

Do quan niệm mỗi nơi, cộng thêm sự phong phú về nếp sống văn hóa ở mỗi vùng miền mà nghi thức cúng Ông Táo cũng có phần khác nhau ở mỗi địa phương.
Từ Nghệ An trở ra Bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời. Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, mà chỉ cần lòng thành. Đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền Nam là món bánh mè hay còn gọi là “thèo lèo”.
Tục lệ này nói lên tình cảm và lý trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc và cũng nhằm đánh giá việc chăm sóc dinh dưỡng và việc ăn ở của người dân trước khi sang năm mới.

Ngày ông Táo về chầu trời cũng được xem là ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi đưa tiễn ông Táo, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà, tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Tục chưng hoa ngày Tết

Chưng hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta, có truyền thống từ ngàn xưa và mang nhiều ý nghĩa. Hoa được coi là yếu tố tinh thân cao quý, thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Đây là 2 loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt. Ngoài ra, người ta còn chưng thêm cây quýt chín đầy quả vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng của sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc. Trên bàn thờ gia tiên cắm những bông vạn thọ, những cành phát lộc... với ý nghĩa thể hiện ước vọng của mọi người là năm mới khoẻ mạnh, trường thọ, phát tài phát lộc hơn năm cũ.

Tục chưng mâm ngũ quả


Trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình mỗi dịp Tết đến, ngoài các thứ bánh trái, còn không thể thiếu mâm ngũ quả. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường có nải chuối xanh, quả bưởi, cam (quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, người ta thường chọn năm thứ quả là: dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một vài loại trái cây khác.

Chung lại, mâm ngũ quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngũ quả là lộc trời. Chưng mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ, sung túc.

Tống cự nghênh tân


Vào dịp cuối năm, mọi người đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ mọi rác rưởi, dọn dẹp, trang trí bàn thờ, lau dọn, cắt tóc, mua sắm quần áo mới. Mọi người đều nhắc nhở con cháu, người thân của mình kể từ giờ phút giao thời trở đi không được nghịch ngợm, cãi vã, không nói tục, chửi bậy, cha mẹ anh chị không trách phạt, quở mắng con em mình. Đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, rạng rỡ, vui vẻ, niềm nở chúc nhau những điều tốt lành.

Đón giao thừa

Theo tiếng gốc Hán thì "giao" là "xen kẽ, thay nhau" hoặc "nối tiếp, trao đổi lẫn nhau", còn "thừa" là "đảm nhận, thi hành" hoặc "thừa kế, kế tiếp". Do vậy, giao thừa tức là vào lúc 12h đêm 30 tháng Chạp âm lịch. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hoà với thiên nhiên, tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong, cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu xuân, con cái chúc thọ ông bà, cha mẹ, người lớn lì xì cho trẻ tiền quà mừng tuổi đựng trong bao giấy đỏ như một sự may mắn trong năm mới.



GIÂY PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG.

Cúng Giao thừa hay lễ Trừ Tịch: Theo tục lệ cổ truyền thì "giao thừa" được tổ chức nhằm đón các thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Mâm lễ được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển. Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc. Bắt đầu vào lúc giao thừa, và cũng kết thúc vào lúc giao thừa. Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Cao đài Từ điển giải nghĩa trừ tịch thì trừ: bỏ đi, bớt ra, cuối năm; tịch: đêm và Giao thừa thì giao: giao tiếp và thừa: tiếp tục. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ".
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

TỤC LỆ ĐỐT PHÁO LÚC GIAO THỪA .

Trước đây, đúng vào phút Giao thừa, mọi người thường đốt pháo Tết. Theo lời truyền miệng dân gian, pháo được cho nổ vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ của năm cũ (vì người xưa đã tin rằng ma quỷ sợ tiếng động lớn) và chào đón năm mới. Pháo càng dài và lớn, nổ càng lâu, kêu càng to, cháy ra nhiều xác phác pháo và cháy hết thì càng được cho là điềm lành của năm mới.
(Tuy nhiên do nguy cơ cháy nổ, sát thương và ô nhiễm môi trường mà từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, pháo Tết đã bị cấm ở Việt Nam. Nay được thay thế bằng bắn pháo hoa do nhà nước Việt Nam tổ chức, hiện chỉ ở các thành phố lớn do giá thành còn đắt.)


Được sửa bởi hurakg ngày 27/1/2009, 1:33 pm; sửa lần 1.
hurakg
hurakg

Tổng số bài gửi : 10
Registration date : 07/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Re: Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by hurakg 27/1/2009, 1:32 pm

LỄ TÂN NIÊN.

Xông đất: (Miền Bắc gọi là "xông đất", nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là "đạp đất".) Người Việt quan niệm ngày mồng Một Tết, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợi. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều: Người được chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà thuận.
Tục "xông đất" ngày Tết
Với ngày đầu tiên trong năm, Tết có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì là ngày bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong 24 giờ đều có ảnh hưởng đến trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn trọng. Trong tất cả mọi việc, tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.

Sau giao thừa, người nào từ ngoài đường bước vào nhà được gọi là người "xông đất", nếu là người "tốt vía" thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Vì vậy, người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân, với mong muốn mang lại sự tốt lành cho gia đình trong suốt năm mới.

Tục chúc Tết

Với ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp, Tết Nguyên Đán được cho là Tết của mọi gia đình, của mọi nhà. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là những ngày quan trọng, tươi vui nhất, là ngày đoàn tụ, đoàn viên của mọi gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn nhau: con cháu thăm hỏi ông bà, cha mẹ, chú bác; học trò thăm hỏi thầy cô, gặp mặt bạn bè chúc tụng.

Lời chúc Tết thường là chúc sức khoẻ, phát tài phát lộc, tai qua nạn khỏi, gặp nhiều may mắn, tốt lành. Đây là một nét đẹp văn hoá, thể hiện lòng quan tâm lẫn nhau của dân tộc Việt Nam, mong muốn đem dành tặng nhau những lời tốt lành, những niềm hy vọng tốt đẹp.
hurakg
hurakg

Tổng số bài gửi : 10
Registration date : 07/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Re: Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by hurakg 27/1/2009, 1:34 pm

NHỮNG ĐIỀM LÀNH NGÀY TẾT.
Hoa mai: sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ "Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang".
Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.
Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.
NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ NGÀY TẾT.
Theo quan niệm trong ngày đầu năm (Nguyên Đán) mà có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm đó chắc chắn sẽ có nhiều điều tốt đẹp đến cho mọi người, do đó, người Việt có một số kiêng kỵ như sau:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió v.v.
Trong ngày này, người ta kiêng quét nhà vì theo một điển tích của Trung Quốc, nếu quét nhà thì năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Ngày đầu năm cũng như ngày đầu tháng, người ta rất kiêng kỵ việc vay mượn hay trả nợ, cho vay.
Trong ăn uống, người ta kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này bào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.
Ngoài ra, người già cũng khuyên con cháu trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.
Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. (Ca dao: "Mồng năm, mười bốn hăm ba. Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn.")
hurakg
hurakg

Tổng số bài gửi : 10
Registration date : 07/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Re: Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by hurakg 27/1/2009, 1:37 pm

hic, sorry mod em không biết post topic này vào đâu cả nên em mượn ít đất ở đây.
Năm mới có gì sai sót thì xin các đại ca bỏ quá cho em Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN 277529:D:D:D
hurakg
hurakg

Tổng số bài gửi : 10
Registration date : 07/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Re: Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by babycheat 4/2/2009, 8:48 pm

Bạn thông cảm!
Mod lười lắm chẳng thấy đi comment hay warn thằng nào cả >"<
bài viết khá hay..tuy nhiên mình cũng xin đính chính là nếu bạn sưu tầm thì nên ghi địa chỉ ở cuối bài viết. :affraid:
babycheat
babycheat
Thành Phần V.I.P
Thành Phần V.I.P

Nam
Tổng số bài gửi : 92
Age : 35
Đến từ : Bắc Kạn
Registration date : 22/03/2008

Character sheet
Tên thật!:
Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Left_bar_bleue100/100Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty_bar_bleue  (100/100)
Giới tính ( đàn ông hay là....):
Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Left_bar_bleue1/1Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty_bar_bleue  (1/1)

http://moitruong360.4rumer.net

Về Đầu Trang Go down

Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN Empty Re: Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết VN

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết